,BNEWS Dòng dầu của Mỹ tràn vào thị trường cũng làm gia tăng sự cạnh tranh giành thị phần cao hơn, khiến giá dầu xuống mức thấp nhất mọi thời đại. Cơ sở dự trữ dầu thô tại Cushing, Oklahoma (Mỹ). Ảnh: AFP/TTXVN Việc Mỹ vượt Saudi Arabia trở thành nhà xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu sau năm 2014 đã châm ngòi cho một cuộc tranh luận liên quan đến lợi ích của Mỹ ở vùng Vịnh. Một số người cho rằng điều đó có thể mang lại cho chính sách đối ngoại của Mỹ ở Trung Đông sự linh hoạt hơn vì không còn bị chi phối bởi lợi ích dầu mỏ.ug环球代理开户(www.ugbet.us)开放环球UG代理登录网址、会员登录网址、环球UG会员注册、环球UG代理开户申请、环球UG电脑客户端、环球UG手机版下载等业务。
Dòng dầu của Mỹ tràn vào thị trường cũng làm gia tăng sự cạnh tranh giành thị phần cao hơn, khiến giá dầu xuống mức thấp nhất mọi thời đại.
Do những yếu tố này, Saudi Arabia, nhà lãnh đạo trên thực tế của Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), chọn chiến lược đa dạng hóa quan hệ đối tác với các nước sản xuất dầu mỏ khác như Nga để giành quyền kiểm soát thị trường, củng cố đòn bẩy địa chính trị và chiếm thị phần.
Trong những năm qua, mối quan hệ Saudi Arabia và Mỹ trở chứng kiến nhiều rào cản khiến Mỹ phải đánh giá lại mối quan hệ với Vương quốc này. Điều này cũng chỉ ra rằng OPEC đang tìm kiếm một sân chơi rộng lớn hơn, ngoài các mối quan hệ đối tác truyền thống để đạt được lợi ích kinh tế cao hơn.
Cũng có thể nói rằng Nga và Saudi Arabia đang hợp tác để cạnh tranh với các ngành công nghiệp đá phiến của Mỹ, ngành chiếm thị phần đáng kể trong những năm gần đây.
Chính sách của OPEC+ cũng tác động đáng kể đến các nước nhập khẩu dầu mỏ. Sự gia nhập của dầu mỏ Mỹ vào thị trường và môi trường cạnh tranh mang lại cho các nước nhập khẩu dầu mỏ quyền thương lượng đáng kể, suy yếu dần với việc thành lập OPEC+. Tác động đối với các nước đang phát triển nhập khẩu dầu là nổi bật hơn nhiều vì họ là một trong những nước nhập khẩu dầu lớn nhất.
Ấn Độ và Trung Quốc là hai trong số các nước đang phát triển nhập khẩu dầu mỏ lớn nhất. Khi chuyến hàng dầu đầu tiên của Mỹ cập cảng Ấn Độ vào tháng 10/2017, người ta đã ca ngợi đây là một sự kiện mang tính bước ngoặt.
Sau khi thành lập OPEC+, giá dầu bắt đầu theo xu hướng tăng. Điều này đặt các quốc gia tiêu dùng, tức là các quốc gia nhập khẩu dầu, vào thế bất lợi. Sức mạnh đàm phán liên quan đến giá dầu đã suy yếu cùng với "sự liên minh hóa" của các thành viên sản xuất dầu không thuộc OPEC.
Các nhà phân tích lưu ý rằng vì các nhà sản xuất OPEC+ chủ yếu nhắm mục tiêu giá dầu cao, điều này có thể làm lạm phát trầm trọng hơn, làm tăng thâm hụt tài khoản vãng lai và làm suy giảm hoạt động kinh tế ở các nước nhập khẩu dầu ròng. Những tác động này có ý nghĩa hơn đối với các nước đang phát triển nhập khẩu dầu mỏ so với các nước phát triển vì nhiều các nước phát triển, đặc biệt là trong Liên minh châu Âu, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng nhằm giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu dầu thô.
Hợp tác trong OPEC+ cũng đối mặt với nhiều thách thức. Đã có nhiều trường hợp bế tắc/bất đồng trong OPEC+, một số trường hợp có hậu quả địa chính trị nổi bật. Một ví dụ như vậy là cuộc chiến giá cả giữa Nga và Saudi Arabia. Tháng 3/2020, các thành viên OPEC+ quyết định cắt giảm sản lượng 1,5 triệu thùng/ngày cho đến tháng 6/2020. Nga từ chối thực hiện cắt giảm sản lượng và tuyên bố rút khỏi các quyết định cắt giảm sản lượng trước đó. Saudi Arabia đã phản ứng trước quyết định của Nga bằng cách "giảm giá dầu của nước này và tuyên bố tăng sản lượng dầu lên mức tối đa".
Điều này khiến giá dầu giảm xuống mức thấp nhất là 30 USD/thùng. Thế bế tắc cuối cùng đã phá vỡ tháng 4/2020 do nhu cầu giảm và giá giảm, điều này đòi hỏi sự hợp tác giữa các nước sản xuất dầu để đảm bảo giá ổn định. Các thành viên cũng đã rút khỏi tổ chức vì nhiều lý do sau khi thành lập OPEC+.
Ví dụ, Indonesia đã rút khỏi tư cách thành viên OPEC+ vào năm 2016, bày tỏ sự bất đồng đối với các yêu cầu cắt giảm sản lượng của tổ chức. Qatar cũng đã rút tư cách thành viên khỏi OPEC+ vào năm 2018, do sự phong tỏa mà Saudi Arabia dẫn đầu.
Trong nhiều trường hợp, Iraq và UAE cũng phải đối mặt với sự bất đồng với Saudi Arabia về các vấn đề liên quan đến hạn ngạch sản xuất. Các quốc gia có thị phần nhỏ hơn so với các nhà sản xuất lớn hơn của OPEC+ như Saudi Arabia và Nga, có xu hướng sản xuất vượt quá hạn ngạch sản xuất được phân bổ để tăng doanh thu.
Những bất đồng như vậy trong OPEC+ tạm thời ảnh hưởng đến giá dầu, thường gây áp lực tăng giá, nhưng sớm được giải quyết. Bài học rút ra là có một sự bất an nhất định giữa các nhà sản xuất dầu nhỏ hơn so với các nhà sản xuất dầu lớn hơn, có ảnh hưởng hơn như Saudi Arabia và Nga.
Bất chấp những vấn đề không thường xuyên xảy ra, việc thiết lập khuôn khổ "Tuyên bố hợp tác" (DoC) giữa OPEC và các nước xuất khẩu dầu lớn khác vào tháng 12/2016 và sự thành lập của OPEC+ được coi là một bước phát triển mang tính bước ngoặt, giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi giá dầu, mang lại lợi ích cho các nước sản xuất và xuất khẩu dầu và dẫn đến mức độ tuân thủ hạn ngạch sản xuất dầu cao hơn.
Việc thành lập OPEC+ là một quyết định quan trọng đối với các thành viên OPEC nhằm duy trì dòng doanh thu từ dầu mỏ cao để thúc đẩy nền kinh tế. Sự kiện này đã có một số tác động chính trị và kinh tế đối với các nước xuất khẩu dầu cũng như các nước nhập khẩu. OPEC+ đã chủ động thực hiện các bước để quản lý cung và cầu dầu mỏ trong thời kỳ khủng hoảng như đại dịch COVID-19 cũng như trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.
Một số quốc gia như Anh, Pháp, Thụy Điển, Na Uy và Đan Mạch đã bắt tay thực hiện các chương trình chuyển đổi năng lượng mạnh mẽ. Nhiều quốc gia Arập xuất khẩu dầu mỏ như Saudi Arabia, UAE và Kuwait cũng đã khởi xướng các kế hoạch đa dạng hóa nền kinh tế để giảm sự phụ thuộc vào nguồn thu từ dầu mỏ.
Khả năng tồn tại của các chương trình kinh tế này cũng phụ thuộc vào doanh thu cao hơn được đảm bảo bởi giá dầu cao hơn. Với những điều trên, vẫn còn phải xem liệu OPEC+ có thể tiếp tục hiệu chỉnh các chính sách trong tình hình an ninh năng lượng trong nước và toàn cầu đang phát triển nhanh vì lợi ích của các thành viên hay không./.
网友评论
最新评论